Công nghệ xử lý nước thải y tế

Các công nghệ xử lý nước thải y tế phổ biến

20/08/2021 11:27

Nước thải phát sinh tại các cơ sở y tế là loại nước thải ô nhiễm có tính chất đặc thù. Do đó, nếu không được thu gom, xử lý đảm bảo các quy chuẩn hiện hành trước khi thải ra môi trường có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái các nguồn nước tiếp nhận, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường đất và có thể phát tán các dịch bệnh trong cộng đồng.

Công ty TNHH Ecoba Công nghệ Môi trường (Ecoba ENT) là nhà thầu xử lý nước thải, nước cấp chuyên nghiệp, đã từng thực hiện hệ thống xử lý nước thải cho nhiều bệnh viện như Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội; Viện Pasteur – TP. Hồ Chí Minh; Viện Y dược học dân tộc TP. Hồ Chí Minh; Viện Tim TP. Hồ Chí Minh… Tại bài viết này, Ecoba ENT sẽ giới thiệu các công nghệ xử lý nước thải y tế phổ biến hiện nay. 

Đặc điểm của nước thải y tế

Nước thải y tế là nước thải phát sinh từ các cơ sở y tế, bao gồm: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở y tế dự phòng; cơ sở nghiên cứu, đào tạo y, dược; cơ sở sản xuất thuốc. Trong nước thải y tế, ngoài những yếu tố ô nhiễm thông thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động, thực vật, còn có những chất bẩn khoáng và chất hữu cơ đặc thù, các vi khuẩn gây bệnh, chế phẩm thuốc, chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh và có thể có các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Do đó nước thải y tế cần được thu gom và xử lý đảm bảo theo các qui định hiện hành.

Thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm giới hạn trong nước thải y tế theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế – QCVN 28-2010/BTNMT. Nguồn ảnh: CTCP Kỹ thuật QCVN Việt Nam

Theo quy định của Bộ Y tế: các cơ sở khám chữa bệnh, các cơ sở y tế thuộc hệ dự phòng, đào tạo, nghiên cứu có phát sinh chất thải lây nhiễm, nước thải trước khi thải ra môi trường phải đáp ứng các yêu cầu giới hạn cho phép về các thông số ô nhiễm theo QCVN 28:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế;  các cơ sở sản xuất thuốc, nước thải trước khi thải ra môi trường phải đáp ứng các yêu cầu giới hạn cho phép về các thông số ô nhiễm theo QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

Các công nghệ xử lý nước thải y tế

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải. Tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi loại nước thải để áp dụng phương pháp xử lý cho phù hợp. Tại Việt Nam nước thải y tế do đặc thù gần giống với nước thải sinh hoạt nên việc thiết kế kỹ thuật và bố trí thiết bị trong hệ thống xử lý nước thải y tế khá tương đồng với hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt thông thường. Các bước tiến hành xử lý cũng bao gồm các bước như: tiền xử lý, xử lý cấp một, xử lý cấp hai và sau xử lý.

Xử lý nước thải y tế theo công nghệ lọc sinh học

Đây là phương pháp xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí với độ xử lý đạt hiệu quả rất cao. Bể lọc sinh học dùng để xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí mức độ hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. Bể hoạt động theo nguyên tắc vi sinh vật dính bám trên vật liệu lọc rắn và hình thành màng lọc sinh học. Áp dụng tại Việt Nam hiện có hai dạng bể lọc sinh học bao gồm: bể lọc sinh học ngập nước  và bể lọc sinh học nhỏ giọt. 

Ecoba ENT ứng dụng Công nghệ lọc sinh học cho trạm xử lý nước thải Viện Tim TP. Hồ Chí Minh. Nguồn ảnh: Internet

Đối với bể lọc sinh học ngập nước:

Bể lọc sinh học ngập nước là loại công trình có giá thể thay cho vật liệu lọc, đặt ngập trong nước để vi sinh vật dính bám. Vi sinh vật phát triển thành các lớp màng để hấp thụ các chất hữu cơ và chất dinh dưỡng trong dòng nước thải khi 15 chuyển động qua bề mặt lớp đệm. Bể có thể hoạt động trong điều kiện nước thải không có oxy (bể kỵ khí) hoặc được sục khí để bão hòa oxy (bể hiếu khí).

Đối với bể lọc sinh học nhỏ giọt:

Dạng bể lọc sinh học nhỏ giọt được cấp gió tự nhiên hoặc cấp gió nhân tạo. Thông gió tự nhiên diễn ra các cửa cấp gió bố trí đều khắp bề mặt bể. Thông gió nhân tạo dùng quạt gió thổi khí vào giữa sàn lọc và sàn đáy bể. Căn cứ vào lưu lượng lớn nhất mà tính toán đến máng phân phối và tháo nước vào bể lọc sinh học. Cần bố trí thêm thiết bị xả cặn để rửa đáy bể lọc sinh học khi cần thiết.

Sơ đồ xử lý nước thải y tế theo Công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt. Nguồn: Cục Quản lý môi trường y tế

Ưu điểm của công nghệ lọc sinh học: 

  • Xử lý tương đối hiệu quả nước thải bệnh viện có mức độ ô nhiễm vừa phải.
  • Kết cấu đơn giản, lắp đặt đơn giản, thuận tiện, chi phí đầu tư không cao.
  • Có thể không cần cấp khí cưỡng bức.
  • Vận hành và bảo dưỡng đơn giản, chi phí vận hành không cao do tiêu thụ ít điện năng, không đòi hỏi nhân viên vận hành có trình độ cao.
  • Chiếm ít diện tích hơn công nghệ bùn hoạt tính.
  • Không gây tiếng ồn.

Xử lý nước thải y tế bằng công nghệ AAO kết hợp MBR

Ngày nay, hầu hết các bệnh viện trên thế giới và tại Việt Nam đã áp dụng quy trình công nghệ AAO (Anaerobic/yếm khí – Anoxyc/thiếu khí – Oxyc/hiếu khí) kết hợp MBR để xử lý hiệu quả nước thải y tế.

Các giai đoạn trong quy trình bao gồm: Anaerobic (bể sinh học kỵ khí) – Anoxic (bể sinh học thiếu khí) – Oxic (bể sinh học hiếu khí), sau đó việc khử trùng sẽ thực hiện bằng vi lọc như MBR hoặc hóa chất khử trùng như Chlorine.

Nước thải y tế theo mương dẫn và được tách rác trước khi đưa về về hố thu gom. Tiếp đó, một bơm chìm bơm nước thải sang bể điều hòa nhằm điều hòa tính chất và lưu lượng nước thải trong quá trình xử lý.

Tiếp theo, nước thải được chuyển sang cụm AAO để bắt đầu quy trình xử lý sinh học. Trước tiên nước thải sẽ được xử lý kỵ khí tại ngăn kỵ khí Anaerobic để khử hydrocacbon, kết tủa kim loại nặng, kết tủa photpho, khử Clo hoạt động… sau đó chuyển sang ngăn thiếu khí Anoxic xử lý thiếu khí để khử NO3 thành N2 và tiếp tục giảm BOD, COD, cuối cùng đến ngăn hiếu khí Oxic để chuyển hóa NH4 thành NO3, khử BOD, COD, sunfua… và hoàn tất quy trình xử lý.

Video Nguyên lý và lợi ích của công nghệ AAO

Cũng tại ngăn hiếu khí này, hệ thống màng lọc sinh học MBR sẽ làm nhiệm vụ lọc (vi lọc) nước thải sau xử lý và bơm trực tiếp ra nguồn tiếp nhận. Vì kích thước lỗ màng MBR rất nhỏ nên bùn sinh học sẽ được giữ lại trong bể, mật độ vi sinh cao và hiệu suất xử lý tăng. Nước sạch sẽ được bơm hút ra ngoài mà không cần qua bể lắng, lọc và khử trùng.

Bùn dư của các bể sinh học và các bùn rắn từ các quá trình lược rác cũng được dẫn về bể chứa bùn. Quá trình ổn định bùn kỵ khí diễn ra trong thời gian dài sẽ làm cho bùn ổn định, mất mùi hôi và dễ lắng. Sau đó bùn được xử lý theo đúng quy định.

Ưu điểm của hệ thống xử lý nước thải AAO kết hợp MBR:

  • Xử lý hiệu quả các chất hữu cơ (BOD, COD), nito, photpho, các vi sinh vật gây bệnh…
  • Hệ thống xử lý nước thải có thể hoạt động ở nồng độ MLSS cao, do đó có thể gia tăng được khả năng xử lý.
  • Tiết kiệm diện tích do thiết kế bể xử lý theo nguyên tắc hợp khối. Màng lọc MBR tích hợp nhiều quá trình xử lý (lắng – lọc – khử trùng).
  • Không tốn hóa chất khử trùng.
  • Module xử lý nước thải MBR có thể lắp đặt chìm hoặc nổi và có thể di chuyển.
  • Có khả năng mở rộng nâng công suất bằng cách lắp đặt thêm module xử lý nước thải mà không cần mở rộng bể xử lý.
  • Tính tự động hóa cao, ít nhân công vận hành.
  • Độ bền cao bởi các thiết bị lắp ráp trong hệ thống đến từ các hãng uy tín trên thế giới.
  • Hạn chế phát tán mùi hôi vì bể xây chìm, kín.
  • Tạo cảnh quan đẹp, hài hòa với mặt bằng tổng thể.

Ecoba ENT ứng dụng công nghệ AAO kết hợp MBR tại trạm xử lý nước thải Bệnh viện Việt Pháp, Hà Nội. Nguồn ảnh: Internet

Xử lý nước thải y tế bằng công nghệ hóa lý

Xử lý nước thải bằng công nghệ hóa lý dựa trên cơ sở là các phản ứng hoá học, các quá trình lý hoá diễn ra giữa chất ô nhiễm với hoá chất cho thêm vào. Những phản ứng diễn ra có thể là phản ứng oxy hoá khử, các phản ứng tạo chất kết tủa hoặc các phản ứng phân huỷ chất độc hại. Các phương pháp hoá học là oxy hoá, trung hoà và keo tụ (hay còn gọi là đông tụ). Thông thường đi đôi với trung hoà có kèm theo quá trình keo tụ.

Công nghệ hóa lý sử dụng hóa chất keo tụ, tạo bông, kết hợp với chất oxy hóa mạnh nếu cần để loại bỏ (lắng/tuyển nổi) các chất ô nhiễm có trong nước thải.

Công nghệ xử lý hóa lý

Ưu điểm của công nghệ hóa lý:

  • Loại bỏ phần lớn chất rắn lơ lửng (80-90% TSS), BOD5 (40-70%), COD (30-40%), một phần chất dinh dưỡng (Ni-tơ và Phốt-pho), kim loại nặng và vi sinh vật.
  • Xử lý được các chất ô nhiễm dạng keo kích thước nhỏ.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về công nghệ xử lý nước thải phù hợp với từng công trình, vui lòng liên hệ trực tiếp nhà thầu Ecoba ENT qua hotline: 0901 68 7788 | 08 8899 0789 | 08 9966 0789



Tin tức khác


Xử lý nước thải sinh hoạt tại các đô thị, khu dân cư tập trung được quy định như thế nào?

Những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ đô thị hóa nhanh. Tuy nhiên, việc đầu tư vào hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị nói chung và hệ thống cấp thoát nước đô thị nói riêng ở nước ta còn nhiều hạn chế.